Chợ quê (Phần V) – Nhật Hồng

Điệp cho xe đậu vào bến thủng thỉnh đi vào nhà, bà Phương Hoa hỏi:

-Nay sao về sớm vậy Điệp!
-Nhờ có đông người bốc vác. Mà chị Hoa ơi, nghe người ta đồn nhau vật liệu xây dựng sắp lên giá đó!
-Chị đã hay rồi! Và có kế hoạch từng mặt hàng có thể dự trữ. Tối nay cậu ở lại bàn một số công việc. Có lẽ phải thành lập doanh nghiệp tư nhân theo hướng dẫn qui định của nhà nước.
Chợt thấy Mai Hạnh Điệp hỏi:
-Sao rồi Hạnh công việc làm ăn đây có phù hợp với khả năng của em, và đồng lương đủ chi xài không!
Mai Hạnh nhìn Điệp:
-Cám ơn anh quan tâm đến em, và cũng xin được cám ơn sự rủi ro mà giờ này em mới có công ăn việc làm. Đã là chỗ ơn nghĩa với dì Hoa em đâu dám ước mơ gì thêm lương cao thấp, miễn có hai bữa cơm và áo mặc đủ rồi!
-Em còn gia đình, người thân nữa chi!
-Chỉ một mình!- Hạnh nói rất nhẹ, mặt hơi buồn.

Nhà văn Nhật Hồng
Nhà văn Nhật Hồng

Hoa kéo tay Điệp đi qua nhà kho Hạnh trông theo tấm lưng của người đàn ông có vẻ hiền và thật thà. Bỗng dưng thấy hối hận chuyện kể với bà Phương Hoa. Tại sao mình ngây ngô tự vạch lưng cho người thấy ghẻ lở để xa lánh? Ngu ơi là ngu! Liệu người ta có thông cảm hay nhìn bằng cặp mắt khinh khi. Hạnh vội chạy theo bà Hoa, nói nhỏ:
-Dì Hoa ơi, con lỡ kể chuyện hồi nảy, dì thương giấu dùm con nghen!
Phương Hoa nhìn Hạnh thương thương:
-Đừng lo, dì biết mà!

Hôm sau, Hạnh đang ngồi rửa chén, bỗng có người úp cái nón lá lên đầu, kèm theo câu nói rất khẽ:
-Đội nón lên đi! Nắng ở đây độc lắm, phồng da mặt đó!
Không đợi Hạnh trả lời, người ấy quay mặt đi mất. Vài hôm sau thấy không có ai, người ấy đến bên Hạnh , hỏi khẽ:
-Công việc ở đây có cực lắm không em! Ráng chịu đựng một thời gian sẽ quen đừng bỏ trốn đi nghen!
Chưa nhìn tạng mặt mắt môi người nói đã quay lưng đi về phía nhà kho. Hạnh thắc mắc: Đàn ông gì mà e dè như con gái không bằng, hay là tại cái tính con gái đó mà bị vợ bỏ, để cảnh gà trống nuôi con. Tội nghiệp! Tội nghiệp cho người, ai tội nghiệp cho mình đây! Nghĩ mình dại, phải chi đừng kể quản đời đen đúa ấy ra ai mà biết! Hạnh mãi âu lo với bao ý nghĩ trong đầu, Phương Hoa đứng sau lưng lúc nào không hay:
-Hôm nay giỏi quá vậy Hạnh, chiều rồi mà chưa nghỉ sao!
-Dạ! Con ráng rửa hết sô chén này sẽ nghĩ. Buồn, làm tới tối mà không hay.
-Buồn chi cho mau già, cái gì qua, coi như đã qua! Đừng nhớ lại! Đêm tối rồi sẽ qua, bình minh sẽ đến!

Đêm ấy, Hạnh hé cửa sau nhà bước ra vườn màu trăng mát rượi trải xuống cỏ cây mềm như tơ lụa. Khu vườn của bà Hoa nằm thiêm thiếp như bị ánh trăng mê hoặc. Bên ngoài con đường trải nhựa phản chiếu loang loáng như dòng sông trăng Hạnh nghe lòng thao thức! Ừ đã mấy tuần trăng ở đây mà hôm nay Hạnh mới có dịp nhận ra. Trăng quê nhà sao mà tràn ngập yêu thương đến thế! Trăng rừng Buôn Ma Thuột của thời thơ ấu vàng và thơm ngọt như đường thốt nốt. Trăng sa đọa phấn son ở Malaysia như vết chém bằng lưỡi dao tẩm độc nhức nhối tâm can. Trăng ở Trung Tâm “Phục hồi nhân phẩm” Kredtrakarn là bể nước mắt khôn cùng, biết chừng nào cho vơi. Nay trăng của đồng bằng mịn màng tươi mát đầy hy vọng trong lòng Hạnh. Trăng hôm nay mới đích thực là trăng của mình không vay mượn của ai, mình có quyền hưởng thụ. Hạnh nghĩ như vậy, nên đi vòng vòng hít thật sâu, thở thật mạnh hy vọng trăng đêm nay sẽ an ủi, xoa dịu được nỗi tật nguyền trong tâm hồn đau thương của mình.

984180_1462360774050368_9027792968158069507_n
-Trăng đẹp! Hay mình đến thăm anh Điệp coi ảnh hết cảm sốt chưa? -Hạnh nghĩ bụng.
Hạnh lần theo lối sông trăng đến nhà có một khuôn sân rộng, bên ngoài có hàng dâm bụt. Cô đẩy của ngõ bước vào. Vừa bước vài bước có mùi thơm thật lạ, thật nghẹ nhàng xông vào mũi, chừng như mùi thơm của hoa ngọc lan đâu đây. Hạnh khựng lại nhìn ngôi nhà mới xây bằng gạch có mặt gió nửa chợ nửa quê hay hay. Đèn còn, cửa đóng hờ. Chắc chủ nhà còn thức! Hạnh nhẹ đến định gõ cửa. Có tiếng đàn ông thật khẽ dưới tán cây bên phía gốc sân:
-Cô Hạnh hả! Ra đây chơi vô nhà nực lắm!
-Phải anh Điệp không!
– Phải!

Hạnh khép nép ngồi xuống đầu băng đá, nói:
-Nghe anh bị cảm, em làm gan đến thăm anh, đừng la em nghe!
-Hạnh cứ tự nhiên ngồi chơi, cô coi tôi như ông chủ hở ra la rầy! Anh cũng như em thôi, cũng là làm công như nhau, nhưng khác việc làm thôi!
Hạnh không ngờ Điệp có lối nói chuyện rất cởi mở, ngày ngày qua bộ quần áo lấm lem bộ dạng như lao công khuân vác ở chợ.
Hạnh hỏi:
-Anh khỏe chưa! Em có mua đây vài liều thuốc cảm hay lắm!
Hạnh vừa nói tay chìa bọc ny lon đựng đầy thuốc cho Điệp.
-Uống mỗi thứ một viên, ngày uống hai lần.
Điệp không nói không rằng, Hạnh cầm trên tay thuận đà nhét vào túi Điệp. Dặn:
-Nhớ uống nghen, công người ta đi bộ gần nửa cây số đó! Thôi em dìa à!
– Gấp dữ vậy!
-Vậy chớ anh không muốn tiếp em!
Điệp trầm buồn:
-Ngồi xuống đây em, không thấy anh đang cô đơn hay sao!
Hạnh hỏi:
-Cô đơn quê mùa, cô đơn kiêu kỳ, cô đơn trưởng giả. Anh ở dạng cô đơn nào!
-Ủa ! Cô đơn mà lắm điều vậy sao! Đời anh từ nhỏ đến lớn, cô đơn là trạng thái lẻ loi, hẩm hiu thân phận. Còn em nghĩ như thế nào mà hỏi anh như vậy!
-Theo em nghĩ, người giàu có cô đơn khác, người quí phái cô đơn khác! Cũng là lẻ loi, nhưng sự lẻ loi không bằng một nửa của người nghèo.
-Anh cứ tưởng cô đơn là giống nhau, ai cũng vậy thôi!
– Có lẽ, em nhận định sai lầm về anh, một nửa qua bề ngoài vóc dáng cử chỉ của người đàn ông. Còn một nửa bên trong luôn giấu mặt.
-Ai chỉ cho em vậy!
-Đời đã chỉ em qua thực tế đã từng gặp!
– Em nên thực tế một chút đi! Đến đây thăm anh hay có việc gì, nói!
-Vậy anh nghe đây! Hết bịnh chưa!
-Còn!
-Con anh vui chứ? Nhà cất hồi nào mà đẹp vậy?
-Vui! Nhà cũng vừa vừa xong đó em!
-Sao không mời em vô nhà chơi cho biết!
-Ngồi đây cho mát! Em rắc rối quá! Anh đang buồn, đang mệt em có biết không!
-Biết! Vậy là xong, em về!
Hạnh đứng lên đi ra ngõ, màu áo nhập nhòa màu trăng. Cái bóng ấy khuất, Điệp tiếc:
-Phải mình rủ cô ta ở lại nói chuyện chơi, đỡ buồn! Nói gì đây! Vậy cũng đủ rồi. Điệp sờ tay vào túi áo cồm cộm mấy viên thuốc của bà Phương Hoa gởi đến hồi chiều uống chưa hết, giờ thêm mấy viên thuốc của Hạnh, nghĩ mình mang nợ người ta nhiều lắm rồi! Điệp nhớ mình do dự không chịu cho bà Hoa cất nhà ngay từ buổi đầu, chừng nào có tiền sẽ cất. Đứa con làm áp lực : “Sao cha không cất nhà, để nhà lẹp xẹp kỳ quá, bạn con đứa nào cũng nhà cao cửa rộng.” Mặt khác bà Phương Hoa cho người đổ vật tư cát đá, thợ thầy đâu đó xong xuôi. Điệp nhẩm tính trên trăm triệu chớ ít ỏi gì! Biết bao giờ trả cho hết món nợ này! Con của mình còn quá trẻ sao hiểu được lòng tốt của người ta. Nói ra, chưa chắc nó hiểu mà ngược lại, đôi khi nó hiểu khác hơn.

ghe da

***

Điệp ngủ thiếp trên băng ghế đá từ lúc nào không hay. Phương Hoa đi tập thể dục ngang qua dòm ghé vô sân thấy như ai nằm co ở ghế đá, vội bước vào. Thấy Điệp Phương Hoa hết hồn, sờ lên ngực, tay lắc mạnh:
Cậu Điệp sao nằm đây!
Điệp ngồi dậy ngơ ngác. Em ngủ quên đây chị ơi!
Phương Hoa đập cửa kêu Tùng thức dậy:
– Con tưởng cha con ngủ trong nhà, nên không để ý!
– Đúng là con nít.
-Phương Hoa dắt Điệp vô nhà, xộc tay vào túi thấy thuốc còn nguyên, chị vội vả rót nước cho Điệp uống thuốc.
Phương Hoa nói vói Tùng:
-Con nấu cháo nhừ cho cha con ăn, chừng như cậu ấy cảm nặng lắm đó! Cô dìa, có gì cho cô hay nghen!

Biên Tập: Vương Chi Lan

Add a Comment

Your email address will not be published.

.
.
.
.